Đặt chậu vệ sinh cho mèo thế nào để tránh sự cố đi bậy ra ngoài?

Ngày: 04/03/2024

Bạn có 1 hoặc nhiều em mèo và bối rối khi chọn vị trí đặt chậu vệ sinh cho mèo ở đâu cho phù hợp lại giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

 

Hãy làm theo những lời khuyên này và bạn sẽ có thể tránh được các vấn đề thường gặp về khay chậu vệ sinh, như đi tiểu lung tung và ị ra ngoài chậu, đồng thời bạn cũng sẽ có cơ sở để xác định các tình trạng sức khỏe của mèo. Trước tiên, bạn có thể cần xem qua "Cách chọn chậu nhà vệ sinh tốt nhất cho chú mèo của bạn"

 

 

Bạn cần nhiều chậu vệ sinh hơn bạn nghĩ


Tại sao một con mèo lại cần nhiều hơn một chậu? Bởi vì có rất nhiều yếu tố có thể ngăn cản khả năng tiếp cận của chúng với một chậu đi vệ sinh duy nhất và những thứ khác có thể khiến chúng gia tăng sự căng thẳng hoặc khkó chịu. Nếu bạn chỉ cho mèo một lựa chọn duy nhất, đơn độc thì điều đó sẽ không tốt cho cả hai (đây là cách lịch sự để nói rằng chúng sẽ tìm nơi khác để đi vệ sinh hoặc phải chịu đựng một cơn đau đớn như táo bón hoặc thậm chí tắc nghẽn đường tiết niệu). Vì vậy, hãy cố gắng tuân thủ “quy tắc n+1” đối với nhà vệ sinh cho mèo bằng cách cung cấp thêm một chậu vệ sinh mèo trong nhà nhiều hơn số lượng mèo bạn nuôi.

 

Lựa chọn khay chậu / nhà nhà vệ sinh cho mèo <= TẠI ĐÂY

 

Đặt nhà vệ sinh cho mèo ở đâu?


Khi nói đến việc đặt hộp vệ sinh, mèo thực sự muốn bạn nhớ: vị trí, vị trí, vị trí!

 

Những nơi tốt nhất để đặt chậu vệ sinh mèo

 

  • Dễ dàng ra vào: Lý tưởng nhất là mèo của bạn nên có ít nhất hai cách để ra vào mỗi chậu. Điều này nhằm giữ cho chậu của chúng không bị chặn hoàn toàn (ví dụ: bị chó của gia đình, mèo khác bắt nạt, cửa bị đóng kín, v.v.). Nếu mèo không thể đến hoặc rời khỏi chậu của mình một cách đáng tin cậy thì có khả năng chúng sẽ không sử dụng nó.

 

  • Có nhiều khoảng trống ở giữa: Ngay cả khi bạn có đủ số lượng chậu, việc trải rộng các chậu vệ sinh của mèo cũng quan trọng không kém để ngăn ngừa sự cố. Tôi rùng mình mỗi khi nhìn thấy một ngôi nhà với số lượng chậu hợp lý nhưng tất cả đều xếp thành một dãy trong cùng một căn phòng (đúng, nhưng chưa đủ). Tốt nhất bạn nên trải khay vệ sinh ở nhiều phòng khác nhau và chắc chắn có ít nhất một khay vệ sinh ở mỗi tầng trong nhà. Nhưng nếu các chậu nhất thiết phải ở trong cùng một phòng hoặc khu vực, hãy đảm bảo có nhiều khoảng trống giữa chúng.

 

  • Lưu thông không khí tốt: Mũi của mèo khá nhạy cảm và việc nhét chậu vệ sinh của chúng vào tủ nhỏ hoặc tầng hầm bẩn có thể khiến chúng phải đối mặt với những mùi hương có thể khiến chúng căng thẳng và ngăn cản chúng sử dụng nhà vệ sinh.

 

Những điều cần tránh khi đặt nhà vệ sinh cho mèo

 

  • Lỗ thông gió: Lỗ thông gió của hệ thống sưởi và điều hòa không khí có thể tạo ra những luồng không khí và âm thanh kì lạ (theo quan điểm của mèo) có thể khiến mèo giật mình và căng thẳng. Cố gắng tránh đặt hộp vệ sinh của chúng gần các lỗ thông gió như vậy.
 
  • Nơi nhiều người đi qua lại: Nếu con mèo của bạn phải đối mặt với khả năng có nhiều người đi qua lại (hoặc chạy, đặc biệt nếu bạn có con nhỏ trong nhà) mỗi khi chúng phải đi vệ sinh, điều đó chắc chắn sẽ không có gì vui vẻ với chúng. Cố gắng tìm một địa điểm không có quá nhiều người qua lại.
 
  • Tiếng ồn: Đi vệ sinh là một tình huống khá nhạy cảm đối với mèo và chúng thường có thể ở trạng thái “cảnh giác cao” khi ở trong nhà vệ sinh. Nếu chúng đang đi vệ sinh ở khu vực có nhiều tiếng ồn - đặc biệt nếu tiếng ồn lớn hoặc đột ngột - thì mèo của bạn sẽ không thể "hành sự" bình yên được. Mặc dù phòng giặt là nơi phổ biến để mọi người đặt nhà vệ sinh cho mèo, nhưng tiếng ồn từ máy sấy quần áo kêu lạch cạch hoặc tiếng báo động từ máy khi giặt sấy xong từ một trong hai máy có thể đủ để khiến mèo căng thẳng khi chúng cảm thấy bị làm phiền. Cố gắng tránh phòng giặt nếu có thể.

 

Bạn sử dụng bao nhiêu cát cho mèo và dùng loại nào?


Việc đổ đầy cát cho chậu vệ sinh cho mèo hầu hết đều đơn giản nhưng có một số điều bạn nên biết để làm đúng cách cho mèo của mình.

 

1. Loại cát vệ sinh: Tất nhiên trước tiên bạn phải chọn loại cát vệ sinh cho mèo của mình. Với tất cả các lựa chọn và các loại trên thị trường hiện có, nói chung:

  • mèo có xu hướng thích cát dạng hạt mịn hơn dạng viên lớn
  • tránh loại cátcó mùi thơm
  • để tránh kích ứng mũi và phổi nhạy cảm của mèo, hãy sử dụng loại cát vệ sinh ít bụi

 

2. Sử dụng bao nhiêu cát vệ sinh: Độ sâu phù hợp của cát vệ sinh cho mèo sẽ tùy thuộc vào sở thích và thói quen đào bới của chúng, thói quen xúc cát dọn vệ sinh của bạn cũng như loại cát vệ sinh bạn đang sử dụng. Bạn có thể để lại 3 - 5cm cát trong chậu dành cho những con mèo không đào bới nhiều nếu bạn siêng năng xúc nhiều lần mỗi ngày và nếu cát vón cục lại nhanh. Nhưng đó là những điều kiện bạn chọn loại cát lý tưởng, và thậm chí khi đó, 3 - 5cm cát có thể là không đủ. Để đảm bảo an toàn, tôi khuyên bạn nên bắt đầu với 3 - 5cm cát vệ sinh trong mỗi chậu, sau đó điều chỉnh khi cần thiết và luôn bổ sung thêm cát để duy trì độ sâu đó.

 

Lựa chọn Cát vệ sinh cho mèo <= TẠI ĐÂY

 

Cách giữ gìn sạch sẽ chậu và khu vực đi vệ sinh của mèo


Tầm quan trọng của việc hốt bỏ “chất thải” - cả nước tiểu và phân - ra khỏi chậu vệ sinh của mèo ít nhất một lần mỗi ngày thực sự là không hề nói quá. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mèo thường xuyên và đặc biệt thích những chậu vệ sinh sạch hơn những chậu có sẵn “rác” trong đó. Rốt cuộc, bạn thích sử dụng một bồn cầu mới được xả nước hay gần như là một chiếc bô bẩn sẵn?

 

Lưu ý về chậu vệ sinh “tự làm sạch”: Đã có đủ số liệu về mèo sợ tiếng ồn và chuyển động mà những chiếc máy này tạo ra để khuyến cáo không sử dụng chúng. Thêm vào đó là tầm quan trọng của việc thực sự nhìn thấy thói quen của chú mèo nhà bạn - bạn có thể tự đưa ra lí do bạn lựa chọn chiếc máy dọn vệ sinh tự động và tại sao bạn lại cần chúng.

 

Rửa, rửa đi, và rửa lại


Để tránh sự tích tụ của cát vệ sinh, phân và vi khuẩn, hãy cố gắng rửa sạch toàn bộ khay vệ sinh và đổ đầy cát mới khoảng một tháng một lần. Sử dụng xà phòng và nước để làm sạch chậu nhưng không sử dụng thuốc tẩy hoặc chất tẩy rửa mạnh khác. Mùi thuốc tẩy và các hóa chất khác có thể khiến mèo tránh chậu của chúng ngay cả khi nó đã sạch sẽ. Cuối cùng, hãy lau khô chậu và nếu được thì phơi nắng rồi thêm cát mới vào. Tùy thuộc vào số lượng mèo mà bạn nuôi cũng như mức độ đi vệ sinh và độ  mùi, bạn có thể cần phải thay cát vệ sinh hoàn toàn giữa các lần rửa chậu vệ sinh hàng tháng hoặc rửa chậu vệ sinh thường xuyên hơn.

 

SẢN PHẨM TẨY RỬA VỆ SINH CHO MÈO <= TẠI ĐÂY

 

Mở to mắt cảnh giác


Những thay đổi trong việc đi tiểu và/hoặc đại tiện của mèo có thể là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của một số bệnh cũng như các tình trạng y tế hoặc hành vi khác. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải theo dõi số lượng và kích thước của các cục nước tiểu và phân trong chậu vệ sinh của mèo mỗi ngày khi xúc hốt chúng.

 

Nếu bạn nhận thấy những thay đổi trong hộp vệ sinh của mèo, đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra:

 

Nước tiểu: nhiều vón cục/kích thước lớn hơn

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh cường giáp
  • Suy thận (sớm)
  • Nhiễm trùng thận

 

Nước tiểu: ít vón cục/kích thước nhỏ hơn

  • Sắp tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Viêm bàng quang (“viêm bàng quang”)
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Mất nước
  • Có thể đi tiểu bên ngoài chậu

 

Phân: nhiều phân hơn/kích thước lớn hơn/lỏng hơn

  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Nhiễm trùng đường ruột
  • Giun đường ruột
  • Viêm tụy
  • Dị ứng thực phẩm

 

Phân: ít phân hơn/kích thước nhỏ hơn/cứng hơn

  • Táo bón
  • Mất nước
  • Tắc nghẽn tiêu hóa
  • Có thể ị bên ngoài chậu


Tránh huấn luyện mèo đi vệ sinh trong bồn cầu của người


Cuối cùng, tôi muốn lưu ý nhanh về việc huấn luyện mèo sử dụng nhà vệ sinh của con người: đừng làm vậy.

 

Bạn có thể không hào hứng với viễn cảnh xúc cát vệ sinh cho mèo hoặc bất kỳ khía cạnh nào của việc có chậu vệ sinh trong nhà, nhưng trước khi nghĩ đến việc huấn luyện mèo đi vệ sinh, hãy dành một chút thời gian để xem xét hậu quả.

 

Tác giả: Tiến sĩ Jason Nicholas

Tiến sĩ Nicholas tốt nghiệp loại xuất sắc tại Trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia ở London, Anh và hoàn thành chương trình Thực tập tại Trung tâm Y tế Động vật ở Thành phố New York. Ông hiện đang sống ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Tiến sĩ Nicholas đã dành nhiều năm làm bác sĩ thú y cấp cứu và đa khoa bị ám ảnh bởi việc giữ cho vật nuôi được an toàn và khỏe mạnh. Ông là tác giả của bộ sách: 101 Lời khuyên thiết yếu của Bác sĩ thú y.

Pet Things biên dịch

BÌNH LUẬN
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Tin cùng chuyên mục